Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Chân dung Phụ nữ quý tộc Việt qua những pho tượng cổ
ID: 14671
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Bước sang thế kỷ XXI, phụ nữ Việt Nam ngày càng xinh đẹp, quyến rũ, thể hiện qua gương mặt, dáng người, thời trang và những phẩm chất tốt đẹp. Thực chất, nữ giới ở Việt Nam không chỉ bây giờ mới đẹp, mà từ xa xưa đã thế. Qua những bức ảnh của người Pháp ở thế kỷ XIX-XX, ta cũng được chiêm ngưỡng những phụ nữ Việt tài sắc vẹn toàn, điển hình như bà Nam Phương Hoàng Hậu và một số nữ quý tộc khác… Trước khi máy ảnh ra đời và được du nhập vào nước ta ở thế kỷ XIX, chân dung những phụ nữ người Việt chỉ được khắc họa lại qua tranh vẽ và điêu khắc tượng, phù điêu. Bộ ảnh chụp lại những pho tượng cổ này sẽ cho ta hình dung được phần nào về những phụ nữ quý tộc Việt từ thời xa xưa. Không chỉ thế những bức tượng cổ này còn thể hiện được sự khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân người Việt xưa qua nét tạc tượng, nét chạm hoa văn tỉ mỉ. Đây cũng là những di sản vô giá của nước Việt Nam mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Hy vọng bộ ảnh chụp những pho tượng nữ quý tộc cổ này sẽ góp phần lan tỏa những di sản giá trị và vẻ đẹp người Việt với công chúng trong nước và bạn bè Quốc tế. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Tiên mẫu Âu Cơ, tượng ở đền Hạ Hòa, Phú Thọ 2. Ảnh 02: Trình Thị Hoàng Hậu, tượng ở đền Đồng Xâm, Thái Bình 3. Ảnh 03: Thái hậu Dương Vân Nga, tượng đền ở vua Lê Đại Hành, Ninh Bình 4. Ảnh 04: Nguyên phi Ỷ Lan, tượng ở đền Sủi, Hà Nội 5. Ảnh 05: Công chúa Mạc Ngọc Lâm, tượng ở chùa Phổ Minh, Nam Định 6. Ảnh 06: Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, tượng ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội 7. Ảnh 07: Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 8. Ảnh 08: Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 9. Ảnh 09: Phu nhân quận công Nguyễn Thế Mỹ, tượng ở chùa Đông Dương, Hải Dương 10. Ảnh 10: Cô gái quý tộc Việt, tượng ở chùa Dâu, Bắc Ninh

0 Votes


Tác phẩm: CHỢ PHIÊN ĐẮK R ' MĂNG
ID: 11188
Tác giả: NGUYỄN NGỌC HẢI
Lời giới thiệu: . Đồng bào Mông đã di cư vào Đắk Nông và chọn xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong làm quê hương thứ 2 của mình. Được sự tâm của chính quyền địa phương, bà con đồng bào Mông đã duy trì chợ phiên vào chủ nhật hàng tuần, góp phần làm đa dạng sắc màu văn hóa của các dân tộc thiểu số trên cao nguyên M’Nông. . Không hẹn mà gặp, sau một tuần lao động vất vả, ngày cuối tuần, đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn xã Đắk R’măng (Đắk Glong) lại rộn ràng đến với chợ phiên. Nổi bật nhất là các bà, các chị, các em, ai cũng chọn cho mình bộ váy đẹp nhất, xúng xính xuống chợ, góp thêm những gam màu cho bức tranh chợ phiên sinh động, vui tươi. Phiên chợ bày bán các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực. Chợ bắt đầu từ lúc trời sáng đến chiều nhưng cao điểm nhất là từ 10h trở về chiều. Mọi người sẽ tập trung tham quan, mua sắm và ăn uống. . Ở chợ phiên, rất nhiều món hàng được bán nhưng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng váy áo thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Mông. Đa dạng về kiểu dáng, phong phú về sắc màu và nhiều phụ kiện đi kèm. . Chợ phiên Đắk R’măng không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông mà còn là điểm hấp dẫn của du khách khi đến với Đắk Nông.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp