Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Chân dung Phụ nữ quý tộc Việt qua những pho tượng cổ
ID: 14671
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Bước sang thế kỷ XXI, phụ nữ Việt Nam ngày càng xinh đẹp, quyến rũ, thể hiện qua gương mặt, dáng người, thời trang và những phẩm chất tốt đẹp. Thực chất, nữ giới ở Việt Nam không chỉ bây giờ mới đẹp, mà từ xa xưa đã thế. Qua những bức ảnh của người Pháp ở thế kỷ XIX-XX, ta cũng được chiêm ngưỡng những phụ nữ Việt tài sắc vẹn toàn, điển hình như bà Nam Phương Hoàng Hậu và một số nữ quý tộc khác… Trước khi máy ảnh ra đời và được du nhập vào nước ta ở thế kỷ XIX, chân dung những phụ nữ người Việt chỉ được khắc họa lại qua tranh vẽ và điêu khắc tượng, phù điêu. Bộ ảnh chụp lại những pho tượng cổ này sẽ cho ta hình dung được phần nào về những phụ nữ quý tộc Việt từ thời xa xưa. Không chỉ thế những bức tượng cổ này còn thể hiện được sự khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân người Việt xưa qua nét tạc tượng, nét chạm hoa văn tỉ mỉ. Đây cũng là những di sản vô giá của nước Việt Nam mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Hy vọng bộ ảnh chụp những pho tượng nữ quý tộc cổ này sẽ góp phần lan tỏa những di sản giá trị và vẻ đẹp người Việt với công chúng trong nước và bạn bè Quốc tế. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Tiên mẫu Âu Cơ, tượng ở đền Hạ Hòa, Phú Thọ 2. Ảnh 02: Trình Thị Hoàng Hậu, tượng ở đền Đồng Xâm, Thái Bình 3. Ảnh 03: Thái hậu Dương Vân Nga, tượng đền ở vua Lê Đại Hành, Ninh Bình 4. Ảnh 04: Nguyên phi Ỷ Lan, tượng ở đền Sủi, Hà Nội 5. Ảnh 05: Công chúa Mạc Ngọc Lâm, tượng ở chùa Phổ Minh, Nam Định 6. Ảnh 06: Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, tượng ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội 7. Ảnh 07: Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 8. Ảnh 08: Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 9. Ảnh 09: Phu nhân quận công Nguyễn Thế Mỹ, tượng ở chùa Đông Dương, Hải Dương 10. Ảnh 10: Cô gái quý tộc Việt, tượng ở chùa Dâu, Bắc Ninh

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng Phong Thổ, Lai Châu.
ID: 29016
Tác giả: Phạm Minh Tuấn
Lời giới thiệu: Nghi lễ thường được tiến hành vào mùa đông hoặc mùa xuân cho các thanh niên đủ tuổi 13 sẽ được các già làng, trưởng bản, thầy cúng lựa chọn ngày lành, tháng tốt làm lễ. Trong đời sống tín ngưỡng, nếu người đàn ông chưa qua lễ Tủ Cải đồng nghĩa chưa có linh hồn, thậm chí khi chết đi cũng không được làm ma, không được cộng đồng thừa nhận trưởng thành. Vì vậy, bất kể người đàn ông nào, dù có điều kiện kinh tế hay không cũng đều thực hiện 1 lần trong đời. Nghi lễ thường được tổ chức từ 3 ngày trở lên tùy từng điều kiện và có thể tổ chức chung nhiều gia đình vào 1 lễ. Trước khi làm lễ, các thanh niên được chọn làm phải ăn cơm chay với canh nhạt 9 ngày, không được uống nước, không được nhìn mặt trời, không gặp mặt bàn bè, người thân. Lễ được diễn ra trong nhà, các thầy cúng tế tổ tiên, các vị thần cai quản, Bàn Vương...Lễ Tủ Cải được hiểu như sự sinh ra lần 2, người thầy dẫn cúng cho từng thanh niên như người cha thứ 2 dẫn dắt con trở thành người đàn ông đích thực. Phần lễ cuối vào sáng sớm hôm sau được diễn ra trên cánh đồng, nơi đã lập sẵn đài cúng tế, từng thầy 1 dẫn theo CON đi từ nhà ra đài, sau khi làm các thủ tục lễ, cúng quanh đài là màn Ngã đài. buổi lễ kết thúc trong niềm vui của các gia đình, cùng nhau chung tay đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, Hạnh Phúc.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp