Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa
ID: 26881
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức. Tập tục ăn tết của người Hoa kéo dài gần một tháng với ba thời điểm: "Chuẩn bị" (từ ngày 23 tháng chạp) - "Ăn tết" (từ ngày mùng 1 tết) - "Mừng năm mới" (ngày Rằm tháng Giêng). Lễ hội Nguyên Tiêu hình thành hơn hai ngàn năm trước, đến nay vẫn được người Hoa xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết, vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới. Người Hoa khi di cư đến những vùng đến mới thường mang theo bên mình hành trang của cả một nền văn hóa và những nét đặc sắc của các ngày lễ hội. Sau khi an cư lạc nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã khéo léo "gọt giũa" những nét tinh túy nhất của các ngày lễ hội truyền thống để kết hợp với những nét văn hóa trên quê hương mới của mình, từ đó đã giúp cho những ngày lễ hội đặc trưng của người Hoa mang một bản sắc riêng.

0 Votes


Tác phẩm: Những ánh mắt thơ ngây nơi địa đầu Tổ quốc
ID: 8442
Tác giả: Nguyễn Thanh Thủy
Lời giới thiệu: Đến với vùng đất địa đầu cực bắc Hà Giang, chúng ta không chỉ lạc vào cảnh sắc thiên đường cảnh sắc hùng vĩ với cao nguyên đá khắp các huyện Quảng Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc... mà còn bắt gặp những nét đẹp thơ dại, những ánh mắt trong sáng của những đứa trẻ của núi rừng. Vào mùa cải vàng, mùa hoa tam giác mạch, các cô bé (dân tộc Mông và và dân tộc Tày) thường đến dốc Thẩm Mã, nhà của Pao và gùi trên lưng những giỏ cải vàng để chụp ảnh cùng khách du lịch. Tạo nên một nét văn hóa khá đặc sắc của vùng đất Hà Giang. Không ít người bị hớp hồn bởi cảnh sắc hoang sơ trải dài trên những cung đường ngoằn ngoèo hun hút, gió ngược dốc lên thăm thẳm. Nhưng cũng chính tại nơi ấy, chẳng phải núi non hùng vĩ mà chính hình ảnh trẻ em Hà Giang thu hút ống kính máy ảnh. Có một điều gì chất chứa trong ánh mắt các em khiến những vị khách tới từ miền xuôi không tài nào rời mắt? Người ta thường bảo có một hồn trẻ trên núi cao vừa hoang dại, vừa hồn nhiên đến tội nghiệp. Cuộc sống đầy thách thức, gian nan sớm hằn lên đôi mắt trẻ thơ, tạo nên chiều sâu bí ẩn làm nặng lòng du khách dẫu đã rời xa cao nguyên đá. Nhưng đó không nên là cuộc sống của trẻ em. Các em đáng được hồn nhiên, được trong veo không chút ưu lo, được thỏa thích nô đùa khắp núi rừng, được hái hoa bắt bướm mà không cần lẽo đẽo đi theo khách du lịch. Yêu lắm, thương lắm những đứa trẻ trên cao nguyên đá cheo leo. Mong rằng cuộc sống nơi đây sẽ ngày một khấm khá hơn; mong muốn các em vẫn đẹp như vậy, ngây thơ như vậy, thoải mái tự nhiên như vậy, mong các em có thể sống đúng lứa tuổi của mình như những trẻ em vùng khác.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp