Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Kết nạp Đảng bên cột mốc chủ quyền
ID: 7933
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Bên cột mốc biên giới số 45 nằm trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, đã tổ chức kết nạp Đảng cho ba quần chúng ưu tú và chuyển đảng chính thức cho một Đảng viên dự bị. Các đồng chí được kết nạp đảng và chuyển đảng chính thức đã xúc động, tự hào đọc lời tuyên thệ. Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là ước mơ cháy bỏng, niềm vinh dự, tự hào rất lớn đối với mỗi cá nhân. Hơn nữa, được kết nạp Đảng tại cột mốc biên cương nên chúng tôi càng tự hào. Chúng tôi sẽ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện không ngừng để luôn xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp. Là một trong những Đảng viên, được kết nạp tại cột mốc biên giới, Nguyễn Thị Thu Hương đã xúc động nói: “Đây là dấu mốc đặc biệt, niềm tự hào đối với bản thân tôi và các bạn thanh niên ưu tú vinh dự được kết nạp vào Đảng và chuyển Đảng chính thức hôm nay. Dưới cờ Đảng, cờ Tổ quốc, chúng tôi nguyện hứa, luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ đảng, tích cực rèn luyện để xứng đáng với vai trò và trách nhiệm của một Đảng viên”.

4 Votes


Tác phẩm: Ngày mới trên nông trường bò sữa lớn nhất Việt Nam
ID: 26051
Tác giả: Nguyễn Tiến Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Đến Nghĩa Đàn (Nghệ An), chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh trang trại chăn nuôi bò sữa trải dài trên diện tích rộng lớn đến 5.000ha đất đỏ bazan màu mỡ, với nguồn nước thiên nhiên từ hồ sông Sào rộng lớn. Đây là mô hình kiểu mẫu về trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và trồng trọt nông sản. Với số lượng chăn nuôi tiệm cận 70.000 con bò sữa, nơi đây được ghi nhận là Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới năm 2020. Dự án triển khai gần 15 năm nay tại huyện Nghĩa Đàn đã góp phần đổi thay nhanh chóng vùng đất miền tây xứ Nghệ, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho người dân địa phương. Vùng đất đỏ bazan Nghĩa Đàn “thay da đổi thịt” với những đồng cỏ xanh tốt trải dài hàng trăm hecta, những ruộng ngô và cao lương rộng bạt ngàn… Những dàn xe gieo hạt, bón phân hay thu hoạch liên hoàn hiện đại, cánh tay tưới vươn dài hơn 500m chẳng khác gì ở Mỹ hay châu Âu. Nông dân địa phương đã “đổi đời” và dần dần cải thiện kinh tế và cuộc sống gia đình. Từ những người ngày ngày lam lũ, còng lưng trên từng thửa ruộng thì nay đã được tạo điều kiện để nắm bắt công nghệ, khoác lên mình chiếc áo kỹ sư, công nhân lành nghề để xây dựng, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương. Niềm vui, nụ cười luôn tươi sáng rạng rỡ trên khuôn mặt những cán bộ, công nhân viên trên trang trại đang hăng say lao động sản xuất. Mỗi người đều đang đóng góp công sức vào sự phát triển chung hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn, một nền kinh tế xanh và một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ trên con đường phát triển bền vững mà không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang hướng đến.

1,318 Votes


Tác phẩm: LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ
ID: 19573
Tác giả: Vũ Văn Lâm ( Vũ Lâm )
Lời giới thiệu: Nguồn gốc của lễ cấp sắc, trong cộng đồng người Dao vẫn lưu truyền một truyền thuyết. Tương truyền, ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống trên các sườn núi, bỗng ma quỷ xuất hiện phá hoại mùa màng, tàn sát nhân dân, làm cho cuộc sống dân bản khắp một vùng rộng lớn chìm trong tang tóc thê lương. Trước sự lộng hành của ma quỷ dưới trần gian. Ngọc hoàng bèn sai lính nhà trời xuống trừ hoạ cho dân. Suốt 3 tháng dòng rã. Ngọc Hoàng cũng không trừ diệt hết ma quỷ. Ngài bèn kêu gọi người trần phải biết tự cứu lấy mình. Tuy nhiên, do người trần không có phép thuật nên không giành được phần thắng trong các cuộc chiến với ma quỷ. Ngọc Hoàng bèn lệnh cho các vị thần tiên truyền phép cho những người đàn ông làm chủ gia đình trong bản, rồi cấp cho họ một đạo sắc chỉ, phong thầy để cùng với quân nhà trời xuống trần gian diệt trừ yêu quái. Nhờ có sự hợp lực giữa trời và người mà tất cả ma quỷ đều bị tiêu diệt. Từ đó để đề phòng ma quỷ quay lại quấy phá. Ngọc Hoàng bèn ban lệnh cấp sắc ( quá tăng ) cho những người đàn ông có lòng muốn giúp dân trừ hoạ. Lễ cấp sắc ra đời từ đó và lưu truyền đến tận ngày nay.

1 Vote


Tác phẩm: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
ID: 6567
Tác giả: Kim Hoài Nam
Lời giới thiệu: Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo. Những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên, gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, bà con cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Tết Chôl Chnăm Thmây thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch), kéo dài trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch. - Ngày đầu tiên có tên là Maha Songkran (Chôl Sangkran Thmây) - Ngày thứ hai có tên là Wanabat (Wonbơf) - Ngày thứ ba có tên là Tngai Laeung Saka (Lơng Săk) Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui chơi mang đậm nét văn hóa truyền thống.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp