Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: HUẾ KIẾN TRÚC XƯA
ID: 20090
Tác giả: Huỳnh Mỹ Thuận
Lời giới thiệu: HUẾ KIẾN TRÚC XƯA Đến Huế nơi đầu tiên phải viếng thăm là Đại Nội Huế - Một quần thể kiến trúc lịch sử hóa tinh hoa thời xưa được sơn son thiếp vàng , nơi sinh hoạt của Triều đình nhà nguyễn, nơi được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.Cổng Ngọ môn là nơi dừng chân đầu tiên khi du khách thăm Đại Nội , nơi làm cho du khách khách ngỡ ngàng với vẻ đẹp cổ kính giữa thiên nhiên hiền hòa trông như một bức tranh cổ theo dòng thời gian Bên cạnh cổng Ngọ môn là Kì đài rồi đến Ngọ môn là công chình phía Nam Hoàng Thành, phía trên có lẩu Ngũ Phụng được sơn son thiếp vàng – Nơi nhà Vua thường ngự trong các dịp lễ. Ngoài ra còn các nơi khác : Điện thái Hòa, Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh….Ngày nay khi viếng thăm Đại Nội các thiếu nữ hay nữ du khách thường mặc áo Dài truyền thống Huế với nhiều sắc mùa rực rỡ đi dạo tạo nên một bức tranh xưa vừa tĩnh vừa động ….ai cũng muốn lưu lại nơi đây những bức ảnh thật đẹp bên cạnh những góc kiến trức cổ xưa bên cạnh những mảng xanh thiên nhiên hài hòa nhất là những hồ sen trắng tinh khiết ( Quốc Hoa Việt Nam ). Ngoài Đại Nội còn nhiều Dinh Thự Cổ kính qua 2 thế kỷ : Lăng : Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lặng Thiệu TRị, Lặng Tự Đức….Chùa Thiên Mụ, Phố Cổ Bao Vinh …. Lăng Tự Đức là công trình kiến trúc đẹp nhất với sự hài hòa cửa thiên nhiên trông như môt bức tranh thủy mạc khi soi bóng bên hồ nước xanh.Đến tham qua Lăng Tự Đức du khách sẽ qua nhiều cung bậc cảm xúc tử nhưng bậc thang nhiều cung bậc đến những chiếc cầu dẫn đến những hàng thông xanh đến tòa nhà vọng lâu bên sen có làn nước trong xanh

0 Votes


Tác phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa
ID: 26881
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức. Tập tục ăn tết của người Hoa kéo dài gần một tháng với ba thời điểm: "Chuẩn bị" (từ ngày 23 tháng chạp) - "Ăn tết" (từ ngày mùng 1 tết) - "Mừng năm mới" (ngày Rằm tháng Giêng). Lễ hội Nguyên Tiêu hình thành hơn hai ngàn năm trước, đến nay vẫn được người Hoa xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết, vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới. Người Hoa khi di cư đến những vùng đến mới thường mang theo bên mình hành trang của cả một nền văn hóa và những nét đặc sắc của các ngày lễ hội. Sau khi an cư lạc nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã khéo léo "gọt giũa" những nét tinh túy nhất của các ngày lễ hội truyền thống để kết hợp với những nét văn hóa trên quê hương mới của mình, từ đó đã giúp cho những ngày lễ hội đặc trưng của người Hoa mang một bản sắc riêng.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27279
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Tác phẩm: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
ID: 6567
Tác giả: Kim Hoài Nam
Lời giới thiệu: Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo. Những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên, gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, bà con cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Tết Chôl Chnăm Thmây thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch), kéo dài trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch. - Ngày đầu tiên có tên là Maha Songkran (Chôl Sangkran Thmây) - Ngày thứ hai có tên là Wanabat (Wonbơf) - Ngày thứ ba có tên là Tngai Laeung Saka (Lơng Săk) Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui chơi mang đậm nét văn hóa truyền thống.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp