Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa
ID: 26881
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức. Tập tục ăn tết của người Hoa kéo dài gần một tháng với ba thời điểm: "Chuẩn bị" (từ ngày 23 tháng chạp) - "Ăn tết" (từ ngày mùng 1 tết) - "Mừng năm mới" (ngày Rằm tháng Giêng). Lễ hội Nguyên Tiêu hình thành hơn hai ngàn năm trước, đến nay vẫn được người Hoa xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết, vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới. Người Hoa khi di cư đến những vùng đến mới thường mang theo bên mình hành trang của cả một nền văn hóa và những nét đặc sắc của các ngày lễ hội. Sau khi an cư lạc nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã khéo léo "gọt giũa" những nét tinh túy nhất của các ngày lễ hội truyền thống để kết hợp với những nét văn hóa trên quê hương mới của mình, từ đó đã giúp cho những ngày lễ hội đặc trưng của người Hoa mang một bản sắc riêng.

0 Votes


Tác phẩm: Múa ballet KẸP HẠT DẺ
ID: 24276
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Vở ballet “Kẹp hạt dẻ” nổi tiếng của Tchaikovsky, từ lâu luôn gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Vở vũ kịch kể về một gia đình giàu có tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh linh đình với rất nhiều khách mời, trò vui cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tiệc tan, khách mời ra về, Clara vẫn giữ nguyên tâm trạng phấn khích và háo hức của buổi lễ Giáng sinh đi vào giấc ngủ và lạc vào một giấc mơ vô cùng kỳ ảo, thấy tất cả các dụng cụ làm bếp trở nên sống động và nhảy múa dưới gốc cây. Dẫn đầu của những dụng cụ này là Nutcracker (Kẹp hạt dẻ), một thiết bị cầm tay nhỏ để bẻ các loại hạt lớn. Sau chiến thắng với đội quân của Vua chuột, Kẹp hạt dẻ hiện thân là một hoàng tử đẹp trai và đưa Clara vào một cuộc hành trình xuyên qua thế giới thần tiên mùa đông, vương quốc của bánh kẹo Giáng sinh... Màn múa "pas de deux" nổi tiếng kết thúc hành trình kỳ ảo và hấp dẫn, Clara tỉnh dậy và còn đang băn khoăn những gì xảy ra là thực tế hay là một giấc mơ. Phiên bản này đã được biên đạo và dàn dựng bởi nhà biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy, Johanne Jakhalin Constant, đây là phiên bản đặc biệt dành riêng cho HSBO và đã trở thành một bữa tiệc nghệ thuật đúng vào tháng 12 hằng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Kẹp Hạt Dẻ” là một chương trình đặc biệt nhất trong số các vở ballet của HBSO với sự tham gia biểu diễn trực tiếp âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng và dàn hợp xướng nữ HBSO dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Nghệ sĩ ưu tú Trần Vương Thạch.

0 Votes


Tác phẩm: NGHỆ THUẬT XÒE THÁI ĐÓN BẰNG DI SẢN NHÂN LOẠI CỦA UNESCO
ID: 27713
Tác giả: Trần Thanh Hải
Lời giới thiệu: Tối 24/9/ 2022, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Chú thich ảnh : A 1: Chương trình nghệ thuật được thể hiện qua các màn biểu diễn của khoảng 900 diễn viên chuyên và không chuyên, trong đó có sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng và đông đảo diễn viên chính là những người dân, những nghệ nhân người Thái. Không phân biệt già trẻ, lạ hay quen, tất cả tay trong tay hòa nhịp vũ điệu tâm hồn, kết nối những vòng xòe bất tận để gắn kết, gìn giữ và giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Xòe Thái trong niềm tự hào lan tỏa tinh hoa di sản nghệ thuật của đồng bào dân tộc Thái nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam nói chung tới du khách trong và ngoài nước A 2: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” từ bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam A 3: Tiết mục trong trương trình “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”. A 4: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại Lễ đón nhận Bằng và khai mạc Lễ hội A 5: Chương trình nghệ thuật "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản". thể hiện những nét văn hóa độc đáo trong đời sống của cộng đồng người Thái Tây Bắc Việt Nam như: tắm suối, Hạn khuống, đám cưới - tằng cẩu, dệt thổ cẩm.... A 6: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng và tự hào khi Xoè Thái là di sản thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại A 7: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng hòa chung điệu Xòe Thái. A 8: Vòng xòe kết thành biểu tượng "Khau cút" trang trí trên hai đầu nóc nhà sàn của đồng bào Thái. A 9: Điệu Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. A 10: Người dân Tây Bắc đã thổi hồn cho sức sống của nghệ thuật Xòe Thái trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái qua nhiều thế hệ.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp