Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Thác Bản Giốc, thác nước đẹp nhất Việt Nam
ID: 30531
Tác giả: Vu Minh Hien
Lời giới thiệu: Đây được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng hàng trăm mét. Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, nửa phía Đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam đoạn cột mốc 784 tại khu vực Pò Peo, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Sau khi đổ xuống chân thác thì sông quay hẳn vào địa phận Trung Quốc. Đây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và nó được đánh giá là một trong 7 thác nước đẹp nhất thế giới. Hàng năm thác này đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm để chiêm ngưỡng và ghi lại sự kỳ vĩ của thác nước này. Thác Bản Giốc là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch Cao Bằng đến chiêm ngưỡng. Thác gồm có 2 phần: thác Cao là thác phụ vì lượng nước ít, thác Thấp là thác chính nằm trên cột mốc biên giới Việt Trung. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi. Với góc độ toàn cảnh từ xa, thác nước đổ xuống tạo một vùng bọt nước trắng xoá, mang cho ta cảm giác hoang sơ nhưng vô cùng tráng lệ. Phần giữa con thác, một mô đá nhô lên, được bao phủ bởi những cành cây khô đã xẻ dòng nước thành ba luồng như ba dải lụa trắng vắt ngang núi rừng. Vào những hôm nắng đẹp trời, những tia sáng ấy chiếu vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên những chiếc cầu vồng sắc màu, lung linh huyền ảo.

1 Vote


Tác phẩm: Đất trời Phong Nậm - Cao Bằng
ID: 21544
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Không chỉ có thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao..., Cao Bằng còn có dòng Quây Sơn và đồng lúa tạo nên tuyệt tác ở thung lũng Phong Nậm. Mùa này, du khách về Cao Bằng sẽ choáng ngợp trong màu vàng của lúa, màu xanh của núi và dòng sông bàng bạc chảy ngang bản làng ở Phong Nậm. Phong Nậm thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cách Hà Nội hơn 300 km. Để di chuyển đến đây, xe khách là phương tiện dễ dàng hơn cả. Sau chuyến xe đêm từ bến xe Mỹ Đình, khi thức dậy, trước mắt chúng ta sẽ là một thế giới khác. Thung lũng Phong Nậm nhìn từ trên cao với cánh đồng lúa chín và dòng sông Quây Sơn chảy giữa những núi đá vôi trùng điệp. Thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh ở Phong Nậm là lúc nắng sớm mới lên và chiều chuẩn bị xuống, khi những tảng mây lơ lửng lưng chừng núi trôi qua tạo thành cảnh sắc nên thơ, tiên cảnh. Những nếp nhà của người Tày nép dưới những vách núi nhìn ra dòng sông và đồng lúa. Người dân nơi đây chủ yếu làm ruộng và vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Du khách cũng có thể ghé thăm nhà dân để tìm hiểu phong tục địa phương khi đến Phong Nậm.

0 Votes


Tác phẩm: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
ID: 6567
Tác giả: Kim Hoài Nam
Lời giới thiệu: Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo. Những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên, gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, bà con cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Tết Chôl Chnăm Thmây thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch), kéo dài trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch. - Ngày đầu tiên có tên là Maha Songkran (Chôl Sangkran Thmây) - Ngày thứ hai có tên là Wanabat (Wonbơf) - Ngày thứ ba có tên là Tngai Laeung Saka (Lơng Săk) Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui chơi mang đậm nét văn hóa truyền thống.

0 Votes


Tác phẩm: NGHỆ THUẬT XÒE THÁI ĐÓN BẰNG DI SẢN NHÂN LOẠI CỦA UNESCO
ID: 27713
Tác giả: Trần Thanh Hải
Lời giới thiệu: Tối 24/9/ 2022, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Chú thich ảnh : A 1: Chương trình nghệ thuật được thể hiện qua các màn biểu diễn của khoảng 900 diễn viên chuyên và không chuyên, trong đó có sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng và đông đảo diễn viên chính là những người dân, những nghệ nhân người Thái. Không phân biệt già trẻ, lạ hay quen, tất cả tay trong tay hòa nhịp vũ điệu tâm hồn, kết nối những vòng xòe bất tận để gắn kết, gìn giữ và giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Xòe Thái trong niềm tự hào lan tỏa tinh hoa di sản nghệ thuật của đồng bào dân tộc Thái nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam nói chung tới du khách trong và ngoài nước A 2: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” từ bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam A 3: Tiết mục trong trương trình “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”. A 4: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại Lễ đón nhận Bằng và khai mạc Lễ hội A 5: Chương trình nghệ thuật "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản". thể hiện những nét văn hóa độc đáo trong đời sống của cộng đồng người Thái Tây Bắc Việt Nam như: tắm suối, Hạn khuống, đám cưới - tằng cẩu, dệt thổ cẩm.... A 6: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng và tự hào khi Xoè Thái là di sản thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại A 7: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng hòa chung điệu Xòe Thái. A 8: Vòng xòe kết thành biểu tượng "Khau cút" trang trí trên hai đầu nóc nhà sàn của đồng bào Thái. A 9: Điệu Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. A 10: Người dân Tây Bắc đã thổi hồn cho sức sống của nghệ thuật Xòe Thái trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái qua nhiều thế hệ.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp