Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đổ bánh xèo 0 đồng ở Chùa Bánh Xèo (An giang)
ID: 33319
Tác giả: Nguyễn Hùng Quân
Lời giới thiệu: Chùa Bánh Xèo có tên gọi là Thiền viện Đông Lai hay Chùa Phật Nằm. tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và nằm trong khu vực Bảy Núi hay còn được gọi là dãy Thất Sơn. Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) là một điểm dừng chân quen thuộc của các tín đồ đam mê du lịch mỗi khi đặt chân đến An Giang. Bởi vì nơi đây vừa là chốn linh thiêng, tôn kính vừa sở hữu không gian yên bình cùng truyền thống làm bánh xèo đãi khách phương xa vô cùng đặc biệt. Sở dĩ cái tên Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) trở nên nổi tiếng là vì mỗi ngày tại đây đều phục vụ cho mọi người đến thăm chùa hàng nghìn chiếc bánh xèo chay miễn phí. Khởi nguồn của truyền thống độc đáo này là vào năm 1999, khi trông thấy các Phật tử từ khắp mọi nơi về đây cúng dường, các sư thầy ở trong chùa đã nghĩ đến việc làm bánh xèo chay để thết đãi. Khoảng thời gian đầu chỉ làm số lượng ít và nhỏ lẻ để các Phật tử có thể thưởng thức cho chắc bụng. Dần dần, ngày càng nhiều người từ phương xa đến Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) để thưởng thức món ăn thú vị này. Chính vì thế, từ vài chiếc chảo nhỏ thì ngày nay chùa đã có đến 40 chảo lớn đổ bánh liên tục tất cả các ngày trong tuần.

0 Votes | 315 Views


Tác phẩm: Nụ cười của em
ID: 34908
Tác giả: Phạm Minh Đức
Lời giới thiệu: Trên chuyến đi tới "sống lưng khủng long" tại Tà Xùa, tỉnh Sơn La, tôi có gặp em. Thoạt hình thì thấy em và mẹ đang ngồi ở giữa trưa vô cùng nắng trên đỉnh "sống lưng khủng long" chỉ để khách du lịch tới tham quan qua, ủng hộ hai mẹ con. Người thì chụp với em tấm ảnh rồi cho em tiền, người thì cho kẹo,... Nhưng chỉ khi nào có người cho em cái gì, em mới thoải mái để mỉm cười. Không biết là ai đã giáo dục em như vậy. Nhưng thật đáng buồn là những tâm hồn bé nhỏ này, lại bị giáo dục một cách không đúng như thế. Với tuổi của các em bây giờ, là được vui chơi, là được hồn nhiên, cười nói. Không phải là lao động, là biết được giá trị của đồng tiền, của những món đồ, của sự thật cuộc sống sớm như vậy. Thấy em ngồi giữa trưa nắng nóng như vậy, tôi mở balo ra tìm xem có đồ gì để đưa cho em không. Đưa tiền thì không được, vì làm vậy nhiều lần, sau này lớn lên sẽ làm hỏng một tâm hồn của đứa nhỏ. Nên tôi đành lấy chai nước suối tặng em. Chắc em khát lắm ! Em nhận chai nước, em mỉm cười thật tươi. Tôi vội rút máy ra chụp vài tấm hình. Khoảnh khắc ấy sao vừa thấy đáng yêu, vừa thấy thương em. Mong các em hãy luôn cười tươi như vậy. Như chính độ tuổi của các em !

0 Votes | 410 Views


Tác phẩm: Phát triển bộ môn Đua Thuyền truyền thống ở Quảng Nam
ID: 34580
Tác giả: Nguyễn Nhất Tư
Lời giới thiệu: Hiện nay ở Tỉnh Quảng Nam, đang có phong trào khôi phục lại bộ môn đua thuyền thống diễn ra mạnh mẽ và lan toả nhiều nơi. Sau quảng thời gian tạm ngưng do dịch bệnh covid, và nhiều lý do khách quan. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Quần Chúng Nhân Dân và Chính Quyền địa phương các cấp. Phong trào tập luyện thể thao nghe theo lời Bác Hồ dạy. Người nói rằng “Thể dục, Thể thao là một công tác cách mạng trong những công tác cách mạng khác”. Dù bận trăm công, nghìn việc nhưng hằng ngày Người duy trì chế độ tập luyện thường xuyên – Đây là hình mẫu, là tấm gương sáng ngời của phong trào tự rèn luyện thân thể, với câu nói nổi tiềng “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Bên cạnh đó Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: ''mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính của mình trong nghệ thuật'', phải ''chú ý phát huy cốt cách dân tộc''. Người cho rằng, văn hóa là tinh hoa của dân tộc, văn hóa phải góp phần khẳng định vị thế của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, không thể tách rời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với việc phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.

14 Votes | 2,587 Views


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Tiếp