Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Áo dài và nón lá
ID: 589107
Tác giả: Trường TH-THCS xã Đạ Tồn
Lời giới thiệu: Gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt, từng trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, chiếc nón lá và tà áo dài đã trở thành một biểu tượng khi nhắc đến văn hóa Việt, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi nhớ về. Không giống các trang phục truyền thống của các quốc gia láng giềng như kimono Nhật Bản, Hanbok Hàn Quốc, Sari Ấn Độ,... đòi hỏi sự cầu kỳ khi mặc, chiếc áo dài Việt Nam vừa đơn giản, gọn gàng, tiện dụng mà vẫn toát lên thần thái thanh lịch. Chính vì lý do đó mà tà áo dài Việt đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong đời sống văn hóa người Việt, không chỉ được diện vào các dịp truyền thống như Lễ Tết, cưới xin mà còn được ưa chuộng trong cuộc sống thường ngày. Ngoài chức năng che nắng che mưa, chiếc nón lá còn làm hoàn thiện hơn và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, kín đáo, thanh thoát nhưng muôn phần quyến rũ. Cũng như chiếc áo dài, nón lá có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, vào khoảng 2500-3000 năm về trước, gắn liền với hình ảnh của người dân nước Việt. Người ta đội nón đi chợ, đi trẩy hội. Ngoài đồng, trong ngõ thấp thoáng những chiếc nón quai thao. Chiếc nón thay quạt làm mát vào những ngày hè oi bức. Chiếc nón như một kỷ vật gửi trao tình cảm của người mẹ ngày tiễn con gái đi lấy chồng. Chiếc nón đi vào biết bao tác phẩm thơ ca, trở thành hình tượng tiêu biểu làm thi vị hóa hình ảnh người phụ nữ Việt: “Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. Những giai điệu ấy đã khảm sâu vào lòng mỗi người con đất Việt ngay từ những ngày còn ẵm ngửa trong nôi, trở thành một thứ biểu tượng linh thiêng đại diện cho hồn Việt, hồn dân tộc.

0 Votes | 268 Views


Tác phẩm: Làm đẹp cho ngôi trường của mình
ID: 33612
Tác giả: Nguyễn An Bảo
Lời giới thiệu: Sân trường THCS Đống Đa, Hà Nội từ lâu đã được biết đến với không gian xanh mát, rợp bóng cây xanh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số bồn cây trong sân trường có dấu hiệu xuống cấp, cần được cải tạo và chăm sóc. Nhận thấy điều này, một nhóm giáo viên trong trường đã cùng nhau phát động phong trào "Làm đẹp bồn cây trong sân trường". Phong trào được khởi xướng bởi nhà giáo Đào Thị Hồng Hạnh- Hiệu trưởng nhà trường. Cô Hạnh chia sẻ: "Cô quan sát thấy trong sân trường có nhiều bồn cây nhưng nhìn không được thẩm mỹ. Cô nghĩ rằng, nếu không cải thiện, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của trường học. Do đó, cô đã bàn bạc với thầy Nguyễn Quang Tuấn- giáo viên Tổng phụ trách cùng nhau phát động phong trào này". Ngay sau khi phát động, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên và học sinh trong trường. Các thầy cô giáo cùng nhau dọn dẹp cỏ rác, vun xới đất, trồng thêm cây mới và trang trí các bồn cây bằng những vật liệu đơn giản, dễ kiếm. Học sinh cũng rất hào hứng tham gia vào hoạt động này. Các em được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một bồn cây. Các em cùng nhau lựa chọn những loại cây phù hợp, trồng cây và tưới nước cho cây. Sau một thời gian ngắn, nhờ sự chung tay góp sức của các thầy cô giáo và học sinh, những bồn cây trong sân trường đã có sự thay đổi rõ rệt. Các bồn cây được tô điểm thêm nhiều màu sắc rực rỡ bởi những bông hoa rực rỡ. Không gian sân trường trở nên xanh mát và đẹp hơn. Phong trào "Làm đẹp bồn cây trong sân trường" không chỉ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường học tập mà còn giúp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên. Đồng thời, đây cũng là dịp để các thầy cô giáo và học sinh gắn kết, cùng nhau tạo nên một môi trường học tập thân thiện và gần gũi.

1 Vote | 364 Views


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Tiếp