Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nghệ nhân tranh Hàng Trống- Lê Đình Nghiên
ID: 29208
Tác giả: Trần Thanh Giang
Lời giới thiệu: Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa. Tranh dân gian Hàng Trống ra đời tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVI, là kết quả giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo và Nho giáo, được các nhà nghiên cứu đánh giá không chỉ mang đậm tính thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mà còn mang đậm yếu tố văn hóa, thời đại mà nó sinh ra. Thời kỳ được cho là hoàng kim của dòng tranh này đó là vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Khi đó, tranh Hàng Trống được bán ở khắp các khu vực Hàng Bồ, Hàng Nón, Hàng Trống. “Các con phố thủa đó quanh năm nhộn nhịp với tranh, người khắp nơi đổ về mua tranh để thờ phụng và chơi Tết. Mỗi dịp cuối năm, các chiếu tranh Hàng Trống bày bán la liệt ở hè phố tạo ra một nét riêng cho cái Tết của Hà Nội”, nghệ nhân Lê Đình Nghiên nhớ lại những ký ức tuổi thơ gắn liền với thời kỳ phồn thịnh của tranh dân gian Hàng Trống. Hiện nay, ông là người nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh này và cũng là người duy nhất còn giữ được bí quyết nghề vẽ tranh dân gian Hàng Trống.

0 Votes


Tác phẩm: Tranh thờ của người Dao đỏ
ID: 25740
Tác giả: Dương Quốc Toản
Lời giới thiệu: Ở các tỉnh miền núi phía bắc, các dân tộc khác nhau như người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán dìu, người Mông, người Dao đều sử dụng bộ tranh thờ, gọi chung là tranh thờ miền núi. Những bộ tranh thờ này gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh của những người dân tộc sống trong các bản làng. Trong hệ thống tranh thờ miền núi, tranh thờ của người Dao đỏ được đánh giá là có nhiều giá trị hơn cả. Khác với nhiều tộc người ở vùng miền núi phía Bắc, trong nghi lễ thờ cúng của mình, người Dao đỏ luôn sử dụng rất nhiều tranh cúng và trong mỗi nghi lễ như thờ cúng trong ngày tết, lễ Cấp sắc, tết Nhảy lại có những loại tranh riêng. Các công đoạn để làm được một bộ tranh thờ của người Dao cũng vô cùng phức tạp ngay từ khâu làm giấy đầu tiên người ta phải dùng da trâu, nấu kỹ trong nhiều giờ cùng với gạo nếp. Sau đó tạo ra một hỗn hợp hồ keo kết dính dùng để bồi giấy gió. Nghệ nhân vẽ tranh thờ ngoài việc khéo tay ra, họ còn phải là người hiểu rõ tập tục văn hoá, nghi lễ và những biểu tượng truyền thống của dân tộc đã có từ thời cha ông để lại. Chính vì vậy, nghệ nhân vẽ tranh cũng thường là những thầy cúng nổi danh trong vùng.

0 Votes


Tác phẩm: Vạc bờ
ID: 10664
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Lời giới thiệu: Vào một ngày cuối tháng tư năm 2023, tôi chụp lại cảnh một nông dân người Hà Nhì đang làm bờ trên cánh đồng ruộng bậc thang Thèn Pả, Xã Y Tý để chuẩn bị xuống mạ. Những công việc như cày, bừa đã có máy móc thực hiện nhưng với việc dọn cỏ, đắp lại bờ ruộng, đặc biệt là với ruộng bậc thang vẫn cần đến đôi bàn tay khéo léo của người nông dân. Cùng với máy móc, công cụ hiện đại giúp giảm bớt sức lao động thì công việc vạc bờ mang đậm nét truyền thống của người nông dân rất thu hút sự quan tâm, thích thú của du khách vào mỗi "mùa nước đổ" khi họ được nhìn ngắm cảnh ruộng bậc thang lấp lánh dưới nắng vàng, cảnh những người nông dân đang canh tác. Tôi chụp bức ảnh này vào lúc xế chiều, khi mặt trời đang ngả về tây, ánh nắng nhuộm vàng cánh đồng ruộng bậc thang, người nông dân đưa lưng về hướng mặt trời, phía xa xa là những dãy núi trùng điệp ẩn hiện sau làn sương mù. Bóng người nông dân cầm công cụ truyền thống đang canh tác trên mảnh ruộng bao đời nay của họ thật nhỏ bé giữa núi rừng hùng vĩ nhưng in lên nền trời một cách rõ ràng, đầy cảm xúc, hứa hẹn một mùa vàng bội thu ở miền biên giới Tây Bắc.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp